TƯỞNG TRI LÀ GÌ ? - Gosinga

TƯỞNG TRI LÀ GÌ ?

 

TƯỞNG TRI LÀ GÌ ?
Tưởng tri là một từ thuần tuý Hán ngữ và nếu hiểu theo tiếng Việt thì Tưởng tri là “biết do Tưởng”. Đa phần người học Phật chỉ suy diển theo hiểu biết vô minh nên đồng nhất “Tưởng” với “tưởng tượng” nên đã Mặc Định, Tưởng tri là biết do tưởng tượng và từ đó kết luận : Tưởng tri là biết sai lầm, là tri giác sai, là do tưởng tượng mà có, hay tưởng tri là thế giới của tưởng tượng, không có thật. Nghĩa chử Tưởng và Tưởng tri đa phần người học Phật đã mặc định như vậy, nhưng nghĩa của Tưởng tri không phải như vậy. Ngữ cảnh mà Tưởng hay Tưởng tri được dùng trong Kinh điển là để chỉ tâm biết trực tiếp giác quan ( trực giác ) có phận sự : NHẬN BIẾT ĐỐI TƯỢNG hay GHI NHẬN ĐỐI TƯỢNG. Trong lời giới thiệu bản in Kinh Trung Bộ, cố Hoà thượng Minh Châu đã viết : Chúng tôi in Kinh Trung Bộ từ năm 1973 đến năm 1975, được phiên dịch trong khoảng 1970 đến 1975 nên bản dịch có nhiều thiếu sót. Trước hết một số danh từ như Adassan trước dịch là “không hiểu rõ”, nay dịch lại là “không được thấy”; Sanjànàti trước dịch là “chấp nhận”, nay dịch là “tưởng tri”; Parijànàti trước dịch là “hiểu rõ”, nay dịch là “liễu tri”; Abhijànàti, trước dịch là “biết rõ”, nay dịch lại là “thắng tri”; Pajànàti, trước dịch là “hiểu rõ”, nay dịch lại là “Tuệ tri”.
Ý nghĩa này phải được hiểu là trước đây Ngài dịch từ Sanjanati là Chấp nhận nay dịch là Tưởng tri, về nghĩa tiếng Việt cũng tương đương nhau. Từ ” Chấp nhận” là CHẤP NHẬN ĐỐI TƯỢNG khi xuất hiện đối tượng, cũng đồng nghĩa NHẬN BIẾT ĐỐI TƯỢNG, cũng tương tự GHI NHẬN ĐỐI TƯỢNG khi đối tượng xuất hiện. Như vậy TƯỞNG TRI ĐỐI TƯỢNG có cùng một nghĩa với : Chấp nhận, Nhận biết, Ghi nhận đối tượng khi đối tượng xuất hiện. Trong Kinh điển không những có giảng nói Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần phát sinh sáu Cảm thọ ( Cảm giác ) mà còn nói Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần phát sinh SÁU TƯỞNG ( chứ không phải MỘT TƯỞNG ) và trong kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt nói Tưởng Uẩn do Xúc mà phát sinh, khẳng định Tưởng là một nhóm gồm sáu Tưởng chứ không phải một Tưởng như hiểu biết sai lạc, cho Tưởng là tưởng lầm.
Nhận Biết, Chấp nhận, Ghi nhận đối tượng hay Tưởng tri đối tượng là như thế nào ? Đó là : 
Mắt tiếp xúc Sắc trần phát sinh Cảm giác hình ảnh và Nhãn thức. Nhãn thức thấy Đối tượng Cảm giác hình ảnh, nhưng không Biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Ví như, đưa một bông hồng lên trước mắt đứa bé mới sinh, nó thấy hình ảnh nhưng không biết là cái gì. Đó là cái thấy thuần tuý Nhãn thức, không có Ý thức hiểu biết xen vào. Đấy gọi là NHẬN BIẾT ĐỐI TƯỢNG. Như vậy Nhãn thức thấy đối tượng là cái biết TRỰC TIẾP GIÁC QUAN và đó là NHẬN BIẾT, GHI NHẬN hay CHẤP NHẬN đối tượng mà thuật ngữ Phật học gọi là TƯƠNG TRI đối tượng, triết học gọi là Nhận thức cảm tính đối tượng. Tương tự như vậy: 
Tai tiếp xúcThanh trần phát sinh : Cảm giác âm thanh và Nhỉ thức
Mũi tiếp xúc Hương trần phát sinh : Cảm giác mùi và Tỉ thức
Lưỡi tiếp xúc Vị trần phát sinh : Cảm giác vị và Thiệt thức
Thân tiếp xúc Xúc trần phát sinh : Cảm giác xúc chạm và Thân thức
Ý tiếp xúc Pháp trần phát sinh : Cảm giác pháp trần và Tưởng thức.
Viết gộp lại là : XÚC – [Thọ – Tưởng ]
Tưởng bao gồm các tâm biết : Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Tưởng thức có phận sự thấy Cảm giác hình ảnh, nghe Cảm giác âm thanh, cảm nhận Cảm giác mùi, cảm nhận Cảm giác vị, cảm nhận Cảm giác xúc chạm, ghi nhận Cảm giác pháp trần.
1 – Đối với lộ trình tâm Bát Tà Đạo của Phàm phu sau khi cái biết trực tiếp giác quan NHẬN BIẾT đối tượng thì NIỆM – TƯ DUY – Ý THỨC khởi lên ngay để hiểu biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao, nên sự Nhận Biết đối tượng xẩy ra rất nhanh chóng và diệt đi ngay ( lướt qua ) còn thời gian khởi lên, tồn tại của Ý thức, biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao là chủ yếu. Vì vậy sự NHẬN BIẾT xẩy ra nhanh chóng “LƯỚT QUA” như vậy, nên gọi là TƯỞNG TRI đối tượng. Kinh Pháp Môn Căn Bản đã dùng từ Tưởng tri theo ngữ cảnh này. Lộ trình này được diễn tả theo sơ đồ : 
XÚC – [ Thọ – Tưởng ] – TÀ NIỆM – TÀ TƯ DUY – Ý thức TÀ TRI KIẾN ….
2 – Đối với lộ trình tâm Bát Chánh Đạo của bậc Thánh khi có Chánh Niệm về thân xẩy ra như sau : sau khi NHẬN BIẾT đối tượng CHÁNH NIỆM khởi lên, Nhớ Đến chú tâm vào đối tượng với Nhiệt tâm, Tĩnh giác, vì vậy CHÁNH TINH TẤN khởi lên và do vậy CHÁNH ĐỊNH ( chú tâm vào đối tượng ) khởi lên. Lộ trình tâm sẽ dừng lại, kết thúc tại đó và nó sẽ “nháy đi nháy lại” nhiều lần như vậy. Do vậy Đối tượng và Nhận biết đối tượng được kéo dài ra, nên NHẬN BIẾT rất rõ ràng đối tượng, không còn xẹt qua như Bát Tà Đạo. Sự Nhận Biết đối tượng rõ ràng minh bạch như vậy không còn gọi là TƯỞNG TRI, mà thuật ngữ Phật học gọi là TĨNH GIÁC hay Kinh Pháp Môn Căn Bản gọi là THẮNG TRI đối tượng. Lộ trình diễn tả như sau :
XÚC – [ Thọ – Tưởng ] – CHÁNH NIỆM – CHÁNH TINH TẤN – CHÁNH ĐỊNH – ( TĨNH GIÁC ).
Sự nhận biết hay ghi nhận đối tượng được tư trợ bởi Chánh Niệm – Chánh Tinh Tấn – Chánh Định được gọi là Tĩnh Giác này, là cái biết Trực Tiếp Giác Quan thuần tuý không có Ý Thức xen vào nên THẤY chỉ là THẤY, NGHE chỉ là NGHE, CẢM NHẬN chỉ là CẢM NHẬN đối tượng, không thêm bớt. Thân chứng được Tĩnh Giác như vậy sẽ tuệ tri được, tâm biết trực tiếp giác quan thuộc nhóm Tưởng ( Tưởng uẩn ) “BIẾT” đối tượng với tính chất “ Vô niệm, Vô ngôn, Vô phân biệt”.

Đại Đức Nguyên Tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *