VU LAN BÁO HIẾU – Bát Chánh đạo

Vu Lan là một lễ hội có lịch sử xa xưa trong Phật giáo Bắc tông, diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm. Lễ hội này ra đời với mục đích đem Phật giáo đi vào cuộc sống, đặc biệt là những vùng đất mà Nho giáo ngự trị, nơi mà chữ Hiếu được đề cao. Lễ Vu lan xưa xẩy ra vào ngày rằm tháng bảy và cho đến ngày nay vẫn khắc sâu trong tâm trí mọi người là ngày “Xá tội vong nhân”, ngày “Mở cửa địa ngục”… là ngày con cháu bố thí, cúng dường, làm phước … để báo hiếu, để tổ tiên ông bà cha mẹ của mình đã chết được giảm tội, được siêu sanh. Ngày nay, nội dung ấy vẩn y nguyên và có phần được đề cao hơn nhưng có một nội dung mới, thiết thực hơn được đưa vào là báo hiếu với ông bà cha mẹ còn hiện tiền.

Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan là một ngày lễ đặc biệt trong năm của Phật giáo Bắc tông ( và một số chùa của Phật giáo Nam tông Việt nam ) được tổ chức rất long trọng, hoành tráng và phương tiện đó đã kích hoạt được tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ ông bà còn hiện tiền. Lễ bông hồng cài áo, các bài hát về mẹ cha, lễ con cái rửa chân cho cha mẹ … làm cả cha mẹ, lẫn con cái đều hân hoan, đều hoàn hỉ trong tình thương yêu, trong lòng biết ơn vô tận.

Đương nhiên đó là một điều tốt đẹp của cuộc đời, và nó giúp xoa dịu nỗi đắng cay, cơ cực của cuộc đời vui ít khổ nhiều não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn của những bậc làm cha, làm mẹ đã trải qua. Nhưng hành vi của những người con ấy trong ngày lễ Vu lan chỉ là liều thuốc giảm đau, cũng giống như lời của một nhân vật trong một vở bi kịch cổ điển Đức đã thốt lên : “Trên những vết thương không thể nào chữa khỏi, tôi đã trải một lớp hương làm dịu nỗi đau”. Vì sao vậy? Vì không phải ngày nào cũng có lễ Vu lan, ngày nào cũng báo hiếu cha mẹ, vì sau ngày đó lại phải trở về với cuộc sống hàng ngày với biết bao lo nghĩ, toan tính, cãi cọ, tranh chấp, hơn thua, biết bao cay đắng, cô đơn, phiền não. Và quan trọng hơn là vì, nỗi khổ của con người do thế giới ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, thức ăn nước uống, các tiện nghi, tiền bạc… chỉ chiếm khoảng 10% còn nỗi khổ phát sinh nơi nội tâm do Thích các đối tượng Dễ chịu, do Ghét các đối tượng Khó chịu, do Tìm kiếm các đối tượng Dễ chịu chiếm đến 90%. Nếu người con hiếu thảo liên tục như trong các ngày lễ Vu lan có thể giúp cha mẹ giảm thiểu được 10% nỗi khổ bên ngoài thôi, còn 90% nỗi khổ thuộc về nội tâm cha mẹ thì con cái không thể làm tiêu tan đi được. Những nỗi khổ này thuộc về nội tâm chỉ có các bậc cha mẹ tự mình giải quyết, Phật không giúp được, Chúa không giúp được, con cháu không giúp được, bạn bè thân thích không ai giúp được.

Ngày nay, một bộ phận người Việt khá giả đã không còn lo lắng, không còn khổ sở về tiền bạc khi về già và phần nhiều không còn chung sống với con cái trong một căn nhà duy nhất. Sự không sống chung với con cái trong một căn nhà làm giảm thiểu được rất nhiều phiền não do tranh cãi, do thiên vị, do lối sống, do tư tưởng, do nhu cầu khác nhau của các thế hệ nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức khi tuổi già sức yếu, khi bệnh tật đột ngột … Vì vậy nhiều người đã sắp xếp hoặc con cái giàu có đã sắp xếp cho họ một cuộc sống trong các nhà dưỡng lão sang trọng đầy đủ tiện nghi giống như các nhà dưỡng lão của các nước giàu có. Ở đó, họ được các nhân viên chăm sóc sức khỏe thường xuyên, ăn uống đầy đủ, phương tiện nghe nhìn giải trí không thiếu thứ gì, họ còn có bạn bè mới trong nhà dưỡng lão … làm cho con cái họ yên tâm làm việc của mình. Tuy những người già sống trong nhà dưỡng lão sang trọng đầy đủ tiện nghi, được chăm sóc tử tế nhưng rất nhiều người trong số họ vẩn đang sống hoàn toàn cô đơn, héo hắt trong đó, nhiều người bị trầm cảm, bị mất ngủ … Họ chấm dứt được nỗi khổ do thiếu thốn vật chật, chấm dứt được nỗi khổ do sống chung với con cái nhưng lại gặp phải những nỗi khổ còn trầm trọng hơn. Và tình trạng đó giống như cá mắc câu, nuốt vào không được mà nhả ra cũng không được, sống với con cái cũng khổ mà sống tại nhà dưỡng lão cũng khổ.

Vậy thì có giải pháp nào cho họ, những người già cả, những người về hưu sống cùng con cái hay sống trong các nhà dưỡng lão ? Có đấy ! Và giải pháp này có thể chấm dứt được gần hết 90% nỗi khổ phát sinh từ nội tâm do Thích, Ghét và Tìm kiếm ( mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là Tham Sân Si ). Họ có thể tham dự các khoá học về KỸ NĂNG SỐNG THÍCH NGHI, KỸ NĂNG CHẤM DỨT KHỔ NGAY BÂY GIỜ VÀ TẠI ĐÂY. Trước tiên họ sẽ học và rèn luyện KỸ NĂNG CHÚ TÂM LIÊN TỤC giúp cho họ nhiếp phục Tham Sân Si, làm cho KHỔ KHÔNG CÓ MẶT. Đây là chi phần Chánh Định trong Bát Chánh Đạo mà Đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ và thuyết giảng. Kỹ năng chú tâm liên tục không những giúp họ sống thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi con người mà còn làm phát sinh nơi NỘI TÂM một trạng thái TÍCH CỰC, VUI và THOẢI MÁI do Chánh Tinh Tấn – Chánh Định khởi lên. Với kỹ năng chú tâm liên tục họ sống bình an nơi nội tâm, tự mình nương tựa nơi chính mình, không cần nương tựa vào bất kỳ một ai khác nữa. Trong khoá học nếu là người trí, họ có thể lĩnh hội được một TRI THỨC MỚI là Hiểu Biết Đúng Sự Thật về các sự vật hiện tượng và nhờ đó họ không còn sợ hãi đối với cái chết, bình thản đón nhận nó và đạt giải thoát, chấm dứt luân hồi tái sinh trong tiến trình chết.

Học viện Gosinga ra đời để truyền bá Kỹ năng sống thích nghi, kỹ năng chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây sẽ làm thay đổi toàn diện cuộc đời con người trong đó có những người già, những người đã nghĩ hưu, thay đổi về chất các trung tâm dưỡng lão không chỉ ở Việt nam mà trên toàn thế giới. Những tri thức này không phải là Kinh Nghiệm Cá Nhân ( đúng cho người này mà không đúng cho người kia ) mà là Quy Luật Phổ Quát cho toàn thể nhân loại.

Đại Đức Nguyên Tuệ, 16/08/2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *