THÂN HÀNH NIỆM – Bát Chánh đạo

Có thể nói, cốt tuỷ của bài kinh Thân Hành Niệm thuộc Trung Bô Kinh được tóm tắt trong hai câu sau : “Nhờ có THÂN HÀNH NIỆM ( Nhớ đến chú tâm quán sát các CẢM GIÁC trên thân ) mà CÁC NIỆM VÀ TƯ DUY THẾ TỤC được đoạn trừ. Do các Niệm và Tư Duy Thế Tục được đoạn trừ, nên tâm được AN TRÚ, AN TOẠ, CHUYÊN NHẤT, ĐỊNH TĨNH”. Hãy thực hành Thân Hành Niệm, tức NHỚ ĐẾN CHÚ TÂM QUÁN SÁT CÁC CẢM GIÁC TRÊN THÂN, một cách liên tục, nối liền, không gián đoạn trong mọi tư thế đi đứng ngồi nằm, trong mọi công việc giặt giũ, ăn uống, tắm giặt, cuốc đất, khi ngồi trên xe hay khi đi bộ, từ khi thức dậy cho đến khi nằm lên giường cho đến khi đi vào giấc ngủ, để kinh nghiệm được Tâm Giải Thoát và hãy thực hành tinh tấn để nó trở thành Lối Sống Chánh Niệm Tỉnh Giác. Muốn làm được LIÊN TỤC như vậy chỉ có một việc đơn giản là liên tục Niệm Thầm : thân thân thân … để tạo duyên, để nhắc nhở làm khởi lên Chánh Niệm ( Trí Nhớ ) : NHỚ ĐẾN CHÚ TÂM QUÁN SÁT CÁC CẢM GIÁC TRÊN THÂN. Chỉ cần NIỆM THẦM như vậy là xong, không cần hướng tâm đến đối tượng nào cả, không phải làm gì thêm nữa. Lúc đó sẽ kinh nghiệm được Chánh Niệm – Chánh Tinh Tấn – Chánh Định – Tĩnh Giác gọi tắt là CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC sẽ TỰ ĐỘNG KHỞI LÊN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *