NGỘ NHẬN CON ĐƯỜNG - Bát Chánh đạo - Gosinga

NGỘ NHẬN CON ĐƯỜNG – Bát Chánh đạo

NGỘ NHẬN CON ĐƯỜNG

Đây là nhận thức chung của các tôn giáo về con đường đạo, con đường tu hành :

“Từ kinh Vedas và kinh Upannisshad rất cổ xưa, tới quyển The light on the Path… Nếu tìm kiếm kinh sách của mọi sắc dân và tôn giáo, bỏ đi lớp vỏ mê tín dị đoan, thì ở phần tinh tuý ta chỉ thấy có MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT cho người tìm đạo – có thể có được hiểu biết tinh thần thực sự và đó là MỘT CON ĐƯỜNG KHÓ KHĂN NHỌC NHẰN.

Con đường này, buộc người lữ khách phải : Trường trai,khổ hạnh, tu tâm, khắc kỷ; Giờ phút nào cũng phải chiến đấu với bản ngã cho tới chừng nào được hoàn toàn tự chủ; Con đường mà trọn cả hành trình chỉ có cho ra mãi mà không thu vào, chỉ lo phụng sự mà không đòi thưởng công hay cầu xin lợi lộc cho bản thân. Đó là con đường hy sinh bản ngã thấp hèn, dứt bỏ mọi ham muốn phù du giả tạm, đặng bước vào CỬA ĐẠO để tiếp tục hy sinh và phụng sự ở cấp độ cao cả hơn, triệt để hơn.

Làm sao chuyện khác được, khi mọi tôn giáo và triết lý chỉ là hình thức khác nhau của Minh triết Duy nhất – được các đấng Thiêng liêng truyền cho con người từ thuở ban đầu của Nhân loại.” H. P. Blavatsky ( 1831 – 1891)

* Đó thực sự là con đường đạo của mọi tôn giáo, con đường nhọc nhằn khổ ải vô tận với hy vọng trở thành vĩ nhân, trở thành hay ngang bằng thượng đế, trở thành hay ngang bằng với đấng cứu thế, trở thành hay hoà nhập làm một với Đại ngã.

* Nhưng sự thật ít ai biết được, là còn có một con đường đạo khác, một con đường đạo khác hẳn với con đường kia của các tôn giáo, một con đường đạo không có chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, nguy hiểm, con đường không còn chiến đấu với “bản ngã hèn hạ cũng như cao sang”, con đường không có vô minh, tham ái, phiền não, con đường không có sinh tử luân hồi, con đường tràn ngập hỷ lạc, vui và thoải mái.

Con đường ấy do một người có một không hai trong lịch sử nhân loại là Đức Phật Thích ca mâu ni khám phá ra. Con đường đó là Con đường Tám Chánh hay còn gọi là Bát chánh đạo.

Để đi trên con đường đó, con đường không có khổ đau, chờ đợi chỉ có vui và thoải mái thì không phải nhọc nhằn, bươn chải, chiến đấu, hy sinh gì cả mà chỉ cần thay đổi THẤY và BIẾT.

Cụ thể thay đổi THẤY ( thấy, nghe, cảm nhận ) từ Tưởng Tri thành Tỉnh Giác và BIẾT ( tâm ý thức hay tâm nhận thức ) từ Tà Kiến thành Chánh Kiến.

Thực hành Bát chánh đạo để thay đổi THẤY và BIẾT, sẽ thân chứng được ba tự tánh của tất cả các sự vật hiện tượng dù vật chất hay tinh thần là DUYÊN KHỞI; VÔ THƯỜNG; VÔ CHỦ VÔ SỞ HỮU ( Vô ngã ) và sẽ tuệ tri được con đường Bát chánh đạo là đích đến, thì sẽ biết rằng, không còn một đích đến nào khác nữa, không còn mục đích đi hết con đường đạo để trở thành vĩ nhân, trở thành siêu việt, trở thành hay ngang bằng thượng đế hay trở thành Đấng cao cả cứu độ cho tất cả chúng

Thiền Sư Nguyên Tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *