CHỮ DUYÊN TRONG CHÁNH PHÁP

Chữ Duyên trong thuật ngữ Phật học liên quan đến chữ Duyên Khởi, mà Duyên Khởi là nền tảng cho mọi kiến thức mà Đức Phật đã khám phá và truyền dạy. Có một câu trong kinh điển mà Đức Phật đã khẳng định: Ai thấy ( biết như thật ) Lý Duyên Khởi là thấy ( biết như thật ) Pháp. Ai thấy ( biết như thật ) Pháp là thấy ( biết như thật ) Như Lai.

Sự thật Duyên Khởi khẳng định rằng: Tất cả các sự vật hiện tượng dù vật chất hay tinh thần ( Sắc hay Danh ) đều do Duyên Khởi, nghĩa là đều do DUYÊN mà phát sinh, chứ không do NHÂN biến đổi mà thành, cũng không do DUYÊN HỢP mà thành.

CHỮ DUYÊN TRONG CHÁNH PHÁP

Vậy Duyên là gì ?

Chữ Duyên mà các nhà Phật học dùng để phiên dịch kinh điển từ tiếng Ấn độ sang tiếng Hán và tiếng Hán Việt vẫn mang nghĩa bình thường của chữ Duyên. Nghĩa chữ Duyên nói đến HAI sự vật, hiện tượng ( Hai Pháp ) CÓ SỰ TIẾP XÚC NHAU hay TƯƠNG TÁC VỚI NHAU và thường gọi tắt là XÚC ( như Sáu Căn TIẾP XÚC Sáu Trần ).

Chữ Duyên Khởi chỉ sự tiếp xúc, sự tương tác giữa hai nhân tố hay hai pháp ( hai nhân ) làm phát sinh Quả chứ không phải Duyên là điều kiện để Một Nhân biến đổi ra Quả như cách hiểu Nhân – Duyên – Quả.

Trong “Đại kinh đoạn tận ái” có đoạn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên thức không hiện khởi.

– Này các Tỷ kheo, do duyên mà thức sanh và thức ấy có tên tuỳ theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh và thức ấy có tên là nhĩ thức ….

Đoạn này đã thật sự rõ ràng, Thức do Duyên khởi chứ không do Nhân là Con mắt hay Sắc trần Biến đổi mà thành, cũng không do Con mắt và Sắc trần Hợp lại mà thành. Và Duyên là sự tiếp xúc giữa hai nhân Con mắt và Sắc trần, không có sự tiếp xúc thì không có Duyên, không thể chỉ có một nhân Con mắt hay Sắc trần mà xuất hiện Duyên được.

Trong câu : “Lành thay, này các Tỷ kheo, các ông đã được Ta giới thiệu Chánh Pháp, Pháp này thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, cho người trí tự mình giác hiểu … Tất cả những gì đã nói là do duyên này mà nói ra”.

Vần đề đặt ra là làm rõ ý nghĩa câu cuối: “Tất cả những gì đã nói là do DUYÊN NÀY mà nói ra.”

Tất cả những gì đã nói là do DUYÊN NÀY mà nói ra.

Trước tiên phải thấy biết đúng như thật Giáo Pháp hay Kiến thức mà Đức Phật đã khám phá và truyền dạy có 5 tính chất:

1- Thiết thực hiện tại là đưa đến chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây

2- Không có thời gian : Giáo Pháp này là chân lý, là sự thật phổ quát, là hiểu biết đúng sự thật cho mọi người, mọi không gian, mọi thời gian.

3- Đến để mà thấy : là tự mình kinh nghiệm, tự mình thân chứng, tự mình mắt thấy, tai nghe sự thật này.

4- Có tính hướng thượng : đó chính là Bát chánh đạo hướng thượng, thiện lành, đoạn tận luân hồi khổ đau. Ngược lại Bát tà đạo hướng hạ, với ác bất thiện, đau khổ luân hồi.

5- Cho người trí tự mình giác ngộ : Giáo pháp này không dành cho tất cả nhân loại mà chỉ dành cho người trí tự mình Học – Hiểu – Hành và Chứng đạt, không có tha lực nào cứu độ.

Đức Phật giới thiệu Chánh Pháp khi tất cả thông tin này, thông tin về Chánh Pháp mà Ngài đã chứng đạt, được lưu vào bộ nhớ với tên gọi là Minh. Lộ trình tâm Ngài là Bát chánh đạo khởi lên phát sinh ra lời nói Giáo Pháp theo lộ trình:

  • XÚC – [Thọ – Tưởng ] – Chánh niệm – Chánh tư duy – Chánh tri kiến – Như lý tác ý – { Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng }

Đây là lộ trình duyên khởi nhưng chỉ khảo sát một nhân. Và để diễn tả chính xác theo Duyên khởi thì phải hiểu là: Căn Trần duyên nhau gọi là XÚC; Do Duyên ( Xúc ) phát sinh đồng thời [Thọ – Tưởng]; Duyên với [Thọ – Tưởng] khởi lên Chánh niệm, nghĩa là Thông tin [Thọ – Tưởng] là một nhân Tương tác ( Duyên ) với Thông tin Minh trong bộ nhớ làm phát sinh Chánh niệm ( lượng thông tin Minh ); Duyên Chánh niệm khởi lên Chánh tư duy; Duyên Chánh tư duy khởi Chánh tri kiến ( Ý thức và Tư tưởng Chánh ); Duyên Chánh tri kiến khởi lên Như lý tác ý; Duyên Như lý tác ý khởi lên Lời nói Chánh ngữ ( giới thiệu Chánh pháp ).

Không phải tự dưng mà lời nói Chánh ngữ xuất hiện mà nó khởi lên theo một lộ trình Duyên Khởi NỐI TIẾP NHAU. Nói rằng do Duyên với Giáo Pháp thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có tính chất hướng thượng, cho người trí tự mình giác hiểu mà tất cả lời nói về Giáo Pháp, Lợi ích của Giáo Pháp được nói lên là như vậy. Và cụ thể là DUYÊN NÀY là sự tiếp xúc ( hay tương tác ) giữa Thông tin [Thọ- Tưởng] với Thông tin Minh, Thông tin về Giáo Pháp và lợi ích của Giáo Pháp trong bộ nhớ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *