LÝ LUẬN SUÔNG VÀ THỰC CHỨNG

 

LÝ LUẬN SUÔNG VÀ THỰC CHỨNG
Rất nhiều người nói được và thậm chí các nhà văn, nhà thơ thiện xảo ngôn từ đã sử dụng các mỹ từ, các hình dung từ sống động, nói rất hay, rất hấp dẫn, lôi cuốn người đọc rằng là : tu theo lời dạy của Phật là để THẤY CHỈ LÀ THẤY, NGHE CHỈ LÀ NGHE ( đầy đủ nữa là CẢM NHẬN CHỈ LÀ CẢM NHẬN ). Họ có thể mô tả rất chi tiết, rất cặn kẻ sự kỳ diệu, sự mầu nhiệm của THẤY CHỈ LÀ THẤY, NGHE CHỈ LÀ NGHE nhưng Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe là trạng thái như thế nào thì họ mù tịt, không mô tả được và đặc biệt LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe thì họ cũng hoàn toàn mù tịt, không diễn giải được huống nữa là hướng dẩn cho người khác đạt được Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe. Vì sao vậy ? Tại vì họ CHƯA THỰC HÀNH, CHƯA ĐẠT ĐƯỢC, CHƯA AN TRÚ trạng thái Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe, chưa THẤY BIẾT NHƯ THẬT Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe, nên chưa thể diễn nói, phân tích, chỉ dẩn rành mạch trạng thái đó và cách thức thực hành để đạt được trạng thái đó. Cái điều mà họ nói ra do họ nghe giảng hoặc đọc sách rồi tư duy suy diển theo kiến thức của họ và đó chính là TƯ DUY LÝ LUẬN SUÔNG.
Người đã thực chứng trạng thái Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe, Cảm nhận chỉ là Cảm nhận là họ đã thực hành, đã đạt được, đã an trú, đã THẤY BIẾT NHƯ THẬT trạng thái đó nên họ có thể thuyết giảng, phân tích chỉ dẫn rành mạch trạng thái đó, mà hơn thế nữa, họ còn diễn giải, phân tích, chỉ dẩn rành mạch về CÁCH THỨC THỰC HÀNH để người khác có thể chứng ngộ và an trú trạng thái đó. Họ có thể diễn tả, trình bày rành mạch, chi tiết về lộ trình tâm Bát Tà Đạo của Phàm phu : Khi Sáu Căn và Sáu Trần tiếp xúc sẽ phát sinh các đối tượng và các tâm biết trực giác ( trực tiếp giác quan ) có phận sự Thấy, Nghe, Cảm nhận đối tượng. Đó là Nhản thức thấy đối tượng, Nghĩ thức nghe đối tượng, Tỉ thức ngửi đối tượng, Thiệt thức nếm đối tượng, Thân thức cảm nhận đối tượng, Tưởng thức ghi nhận đối tượng. Tiếp đến do Niệm, Tư Duy mà phát sinh tâm biết Ý thức có phận sự biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Tâm biết Ý thức sẽ nhận xét, đánh giá đối tượng với nội dung sai sự thật ( vô minh ) nên gọi là Ý thức Tà Kiến. Do Ý thức Tà Kiến này mà phát sinh Tham Sân Si, do Tham Sân Si mà Dính mắc, Ràng buộc, do Dính mắc Ràng buộc mà Khổ khởi lên. Nếu dừng lại Nhãn thức thấy đối tượng, Nhĩ thức nghe đối tượng … mà Ý thức Tà kiến không khởi lên, không nhận xét, đánh giá đối tượng là đẹp xấu, ngon dở, thơm thúi, thiện ác … thì sẽ không có Tham Sân Si, không có Dính mắc Ràng buộc, không có Khổ khởi lên. Lúc đó lộ trình tâm DỪNG LẠI Thấy, Nghe, Cảm nhận đối tượng, không có diễn tiến nào tiếp theo nữa, không có khổ khởi sinh. Đó là Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe, Cảm nhận chỉ là Cảm nhận ( Tâm lý học ngày nay gọi là Nhận thức cảm tính đối tượng ). Đây là pháp tu CHỈ hay còn gọi là Chánh Niệm – Tĩnh Giác.
Rất nhiều người hiểu lầm khi đạt được Thấy chỉ là Thấy, Nghe chỉ là Nghe … là xong, là giải thoát tối hậu. Không phải vậy, đây chỉ là pháp tu CHỈ khởi đầu và còn một quảng đường rất dài với pháp tu QUÁN theo lộ trình Văn – Tư – Tu mới có thể đạt đến đến đích giải thoát tối hậu. Bởi tu Chỉ để dừng lại tâm biết trực tiếp giác quan, chỉ có Nhãn thức thấy đối tượng, Nhĩ thức nghe đối tượng … mà tâm biết Ý thức không khởi lên, không xen vào nên không nhận xét đánh giá đối tượng. Lúc này chỉ có tâm biết thuần tuý Nhãn thức, Nhĩ thức… và do như vậy, tâm biết trực tiếp giác quan đó được gọi là TĨNH GIÁC, vì vậy Tĩnh Giác không phải là Ý Thức Chánh Kiến, không phải là Trí Tuệ. Tu QUÁN với mục đích xoá bỏ hiểu biết sai sự thật trong tâm biết Ý thức Tà Kiến và thay bằng hiểu biết đúng sự thật trong tâm biết Ý thức Chánh Kiến. Tu Quán là thực hành theo lộ trình Văn – Tư – Tu để khi thực hành thì đạt được Trí Tuệ, nghĩa là : Sau khi Thấy, Nghe, Cảm Nhận đối tượng thì Chánh Niệm – Chánh Tư Duy khởi lên làm phát sinh tâm biết Ý Thức Chánh Kiến, BIẾT NHƯ THẬT : “Đối tượng được thấy, được nghe, được cảm nhận đó là CẢM THỌ do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh, nó vô thường, vô chủ vô sở hữu ( vô ngã ), nó có vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly”.

Đại Đức Nguyên Tuệ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *