THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI - Gosinga

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI

Thành công và Thất bại cũng thuộc về Tám ngọn gió đời ( Sống Chết, Sướng Khổ, Vinh Nhục, Khen Chê ) đang cuốn trôi con người trong dòng xoáy bất tận của nó, quăng quật con người từ chỗ nọ sang chỗ kia, từ đời này cho đến đời kia trong luân hồi bất tận và vì vậy, phải gánh chịu biết bao cay đắng, sầu bi khổ não. Vì sao vậy ? Vì con người sống bởi THÍCH VÀ GHÉT mà thuật ngữ Phật học gọi là Tham và Sân. Thích THÀNH CÔNG, Ghét THẤT BẠI là bản chất, là tự tánh của con người ( ngoại trừ những người đã Giác Ngộ ) vì nhân loại đã hiểu biết, đã mặc định rằng Thành công mang đến Hạnh phúc còn Thất bại mang đến Khổ đau. Nhưng sự thật không phải như vậy, chính Thích Thành công và Ghét Thất bại là Nguyên nhân phát sinh Khổ đau trong cuộc sống. Vì sao vậy ? Vì THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI là các CẢM GIÁC ( Cảm Thọ ) thuộc phạm trù Tâm chứ không thuộc về Thế giới ngoại cảnh, nó có bản chất, có tự tánh Vô Thường, Vô Chủ Vô Sở Hữu ( Vô ngã ). Vì nó Vô thường, sinh lên rồi diệt đi ngay ( là những khoảng khắc ngắn ngủi nối tiếp nhau ) nên nếu yêu thích Cảm giác thành công thì sẽ muốn nắm giữ nó, muốn nó là của mình mãi mãi ( rằng buộc ) nên khi nó biến hoại, biến diệt, mất đi Sầu bi khổ não sẽ khởi lên. Vì thích Cảm giác thành công nên khi mất nó đi lại phải lao tâm khổ trí để tìm kiếm một Cảm giác thành công khác để thay thế và suốt đời tìm kiếm đuổi bắt các Cảm giác thành công không dừng nghỉ, nhưng không bao giờ nắm giữ được nó, sở hữu được nó. Điều này hình dung như những đứa trẻ chơi trò đuổi bắt các bong bóng xà phòng và khi tay nó chạmh nắm được một cái bong bóng xà phòng thì cũng là lúc bong bóng vở tan. Tuy suốt đời Thích thú tìm kiếm, đuổi bắt Thành công để nắm giữ nó, sở hữu nó bởi nghĩ như vậy sẽ đem lại Hạnh phúc cho mình mãi mãi nhưng kết quả mà con người nhận được tuy có được tý chút niềm vui nhưng vui thì ít, khổ nhiều, não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn. Vì Ghét THẤT BẠI ( do nghĩ rằng thất bại mang đến khổ cho mình ) nên muốn xa lánh nó, xua đuổi nó, tiêu diệt nó nhưng vì THẤT BẠI là CẢM GIÁC ( Cảm thọ ) thuộc phạm trù Tâm, nó có bản chất, có tự tánh Vô chủ Vô sở hữu ( không có cái gì, không có ai có thể làm chủ, sở hữu, điều khiển, nắm giữ, xua đuổi được nó ). Vì sân mà muốn vậy nhưngỳ không thể làm được như vậy nên sầu bi, khổ não sẽ khởi lên.
Thích thú Thành công, Chán ghét Thất bại là Nguyên nhân phát sinh Sầu bi khổ não trong cuộc đời. Đây là sự thật, nhưng vì Không hiểu biết đúng sự thật này nên con người bị chi phối bởi Hiểu biết sai sự thật Thích thú Thành công, Chán ghét Thất bại sẽ đưa đến Niềm vui hạnh phúc cho mình nên con người tìm mọi cách học hỏi, trao truyền, phân tích, chỉ dẩn, giảng giải về Thành Công để tránh Thất bại. Những cuốn sách được viết ra, những khoá học được tổ chức, những phân tích giảng giải về Thành công đều phát sinh từ vô minh, từ thích ghét ( tham sân ) không thể điển giảng đúng sự thật về Thành công và Thất bại. Một số kinh nghiệm Thành công và Thất bại mà một số người đạt được chia sẽ hết sức thành thật nhưng nó là KINH NGHIỆM CÁ NHÂN KHÔNG MANG TÍNH PHỔ QUÁT, nghĩa là nó đúng cho người này nhưng lại không đúng cho người kia. Cái gì là Chân Lý sẽ có tính phổ quát, nghĩa là phải đúng cho tất cả mọi người.
Các khoá học về Thành công, kể cả người dạy và người học đều bị chi phối bởi Thích Thành công, Ghét Thất bại ( Tham Sân ), các kiến thức được giảng dạy vì thế cũng nhuốm màu Vô minh nên kết quả mà người học đạt được cũng là Chịu đựng Khổ và Chờ đợi hết khổ mà thôi, không thể chấm dứt Chịu đựng khổ, không thể chấm dứt Chờ đợi hết khổ.
Giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã chứng ngộ và thuyết giảng là để Chấm dứt Thích Ghét ( Tham Sân ) nên khi chấm dứt thích ghét thì sẽ thích nghi với mọi đối tượng kể cả Thành công và Thất bại. Khi đã thích nghi mọi đối tượng, không còn thích ghét bất kỳ một đối tượng nào thì tâm thức người đó không còn có khái niệm Thuận lợi hay Khó khăn, không còn có khái niệm Thành công hay Thất bại. Tâm sẽ hoàn toàn “bất động” trước thành công hay thất bại, bất động trước tám ngọn gió đời. Lúc nào tâm an trú bốn loại Trí nhớ Chánh ( Chánh niệm ) : Nhớ đến tích cực chú tâm quán sát ( theo dõi ) thân nơi thân ; Nhớ đến tích cực chú tâm quán sát thọ nơi thọ; Nhớ đến tích cực chú tâm quán sát tâm nơi tâm; Nhớ đến tích cực chú tâm quán sát pháp nơi pháp ( pháp mà Đức Thế Tôn đã chứng ngộ và thuyết giảng ) thì lúc đó sẽ thích nghi, sẽ bất động với Thành công và Thất bại, lúc đó sẽ không tìm kiếm, không tìm đến lớp học để tìm học các phương pháp để thành công trong mọi việc.

Đại Đức Nguyên Tuệ, 28/09/2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *