Pháp đàm ngày 3 KHOÁ THIỀN 9 NGÀY CHÙA TRƯỜNG HUỆ, NÚI CHỨA CHAN GIA LÀO (3-11/6) - Gosinga

Pháp đàm ngày 3 KHOÁ THIỀN 9 NGÀY CHÙA TRƯỜNG HUỆ, NÚI CHỨA CHAN GIA LÀO (3-11/6)

  1. Sư thầy cho con hỏi. Con bị hôn trầm, lúc nào cũng thấy uể oải và hay buồn ngủ (cả ngoài đời sống và trong khoá thiền). Con xin hỏi cách khắc phục
  2. Xin sư thầy hãy phân biệt giữa Tưởng (nhận biết cảm tính) và chánh kiến?
  3. Thưa sư thầy, cho con hỏi làm sao phân biệt được minh và vô minh. Vì con thấy đều do kiến thức sẵn có mà ra.
  4. Thưa thầy, cho con hỏi vô ngã là không có cái tôi cái ta riêng biệt tức là tất cả chúng ta ai cũng giống nhau, vậy sao 5 tính chất của giáo pháp có mục 5 là cho người có trí tự giác hiểu? Chúng ta đâu có khác nhau mà sao lại có tâm biệt người trí và người không trí ạ?
  5. Con xem phim cuộc đời đức phật con biết là pháp của ngài dành cho tất cả mà sao lại chỉ dành cho người trí ạ?
  6. Cho con hỏi khi thiền không tập trung liên tục, siết răng lưỡi xong con tập trung hơi thở xong tập trung qua chân rồi chỉ có 2 điểm tập trung nên 1 lúc thì con quên rồi có ngủ gật lại tỉnh lại liền. Vậy có cách nào để cải thiện hay không ạ?
  7. Thưa sư, cho con hỏi. Con là người trẻ tuổi. Trên con có cha mẹ, dưới con có con cái. Vậy nếu tu theo Bát Chánh Đạo thì không có theo đuổi danh vọng, nổ lực học tập để thăng quan tiến chức. Thì sao có thể báo hiếu cha mẹ và cho con cái được điều kiện học tập tốt ạ? Có thực mới vực được đạo chứ ạ? Trong khi cuộc sống hiện nay, không có tiền sẽ không có gì cả. Con xin tri ân sư
  8. Thưa sư, thiền vipassana và thiền tứ niệm xứ có gì khác nhau không ạ?
  9. Thưa sư, con thực hành ngồi kiết già như cách sư chỉ con “thấy” dễ định hơn nhưng sau 1 hôm thì bắp chân phải và 2 má bên chân phải rất nhức. Đó có phải điều bình thường không hay do con ngồi sai ạ?
  10. Thưa sư, khi ngồi thiền mình chỉ tập trung vào cái thấy của thân thôi hay sao ạ? Còn những cái thấy về hương về thanh mình cũng chỉ quan sát thuần tuý luôn hay sao ạ?
  11. Thực hành chú tâm không tập trung và thấy các đối tượng cảm giác khi toạ thiền đến giai đoạn cuối cảm giác đau tăng cao và lấn át cảm giác xiết chặc răng lưỡi thì nên quyết tâm duy trì cảm giác răng lưỡi đến cùng hay nên gỡ chân ra khỏi tư thế kiết già và tiếp tục với cảm giác răng lưỡi, hơi thở vô ra…
  12. Áp dụng những thực hành đã học trong 2 ngày qua về tĩnh giác, trước đây khi lên cầu thang thông thường chỉ chú ý vào các bậc đầu tiên các bậc sau chỉ là trong vô thức, nay tất cả các bậc đều có chú tâm không tập trung, các cảm giác về thân đồng thời với chú tâm tập trung để thấy. Có nên áp dụng tương tự khi đang lái xe không? và nếu có thì cụ thể sẽ thế nào để không mất tập trung với việc điều khiển xe an toàn?
  13. Sau thời toạ thiền con thường có cảm giác đau đầu nhẹ. Thưa sư, có phải con đã hành thiền chưa đúng?
  14. Mỗi hiện tượng đều có nhiều góc nhìn khác nhau. Cùng 1 sự kiện, hiện tượng, góc nhìn của từng người sẽ ảnh hưởng đến lộ trình tâm của mỗi người. Vậy làm sao để phân biệt đâu là lộ trình chánh đạo và lộ trình tà đạo?
  15. Thưa sư, cho con hỏi khi HỌC HỌC NỮA HỌC MÃI là KHỔ KHỔ NỮA KHỔ MÃI thì khi con quay lại cuộc sống thường nhật, xoay quanh học tập và kiếm tiền thì làm thế nào để con cân bằng được sự an yên và sự tìm kiếm vật chất đủ để có 1 cuộc sống vừa đủ ạ?
  16. Thưa sư khi con gặp điều bất như ý lớn. Con cũng thực hành ngậm chặc răng lưỡi, nhưng cảm xúc quá lớn ngậm chặt răng lưỡi cũng không làm mất đi cảm xúc ấy thì con phải làm sao ạ
  17. Thưa sư, con đã thực tập theo những gì sư chỉ dạy, ngậm chặt răng lưỡi, niệm thầm THẤY THẤY nhưng tâm con vẫn chạy đi nơi khác và không ở với giây phút hiện tại mong sư giải đáp.
  18. Kính thưa sư, khi con ghi nhận THẤY những cảm giác trên thân nhưng đồng thời vẫn THẤY có những dòng suy nghĩ vọng tưởng ạ? Mong sư giải thích giúp con và con cần chỉnh sửa cách thực hành ra sao để kinh nghiệm được điều sư giảng là THẤY mà không suy nghĩ ạ? Câu 19. Thế gian thường có câu nói chết được lên cõi NIẾT BÀN, vậy khi tu tập con học được TẬN DIỆT KHỔ. TẬN DIỆT NIẾT BÀN. Vậy nghĩa “NIẾT BÀN” con chưa được hiểu rõ xin sư giảng lại giúp con. Con xin tri ân sư
  19. Thưa sư, hôm nay là ngày thứ 3 trong lộ trình 9 ngày, con có vài cảm ngộ khi thực tập hành thiền ngồi, đi, đứng. Con đã hiểu vì sao ta khổ đau và hạnh phúc vì ta suy nghĩ rất nhiều tới đối tượng, đánh giá phân tích. 2 thời thiền sáng nay, con thấy đàu óc rất rỗng sau 2 thời thiền con chỉ siết chặc răng lưỡi và THẤY, con cảm thấy rất vi diệu khi tâm trí trống rỗng, nhưng con lại hay bị ngủ gật, Thấy 1 lúc con rơi vào hôn trầm 1-2 giây, và khi rơi vào hôn trầm giật tỉnh thì con thấy răng lưỡi con không còn siết chặt nữa. Mong sư giải đáp và chỉ cho con cách khắc phục ạ. Con cảm ơn
  20. Dạ thưa sư, con xin hỏi: như sư nói HỌC HỌC NỮA HOC MÃI là học kiến thức vô minh tà kiến. Vậy nếu mọi người không học, không cố gắng phát triển thì thế giới này khoa học kỹ thuật không phát triển và sẽ trở nên lạc hậu thì sao ạ?

Gosinga hoan hỉ đến với những ai đang tha thiết tìm cầu con đường giải thoát chân chánh, thông qua khóa tu học này, với đầy đủ nội dung lý thuyết và thực hành về Giáo Pháp mà Đức Phật đã chứng ngộ và khéo léo thuyết giảng.

Hãy đến để thấy, để tự mình thân chứng, trải nghiệm có một lối thoát thực sự!

✔️Khóa thiền Tứ Niệm Xứ có nội dung là học và thực hành kỹ năng chú tâm liên tục, kỹ năng sống thích nghi, kỹ năng chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây.

✔️Khóa thiền sẽ trang bị cho người học phương pháp quan sát sự thật, thực hành để thay đổi lộ trình tâm, từ đó hình thành lối sống thích nghi với mọi hoàn cảnh; góp phần nâng cao chất lượng đời sống nội tâm; nâng cao năng suất lao động và khả năng hoạt động hiệu quả.

Thiền sinh sẽ học được gì:

✅ Phương pháp để chấm dứt được 90 đến 95 % nỗi khổ nơi tâm

✅ Kỹ năng sống thích nghi để hòa hợp với mọi hoàn cảnh

✅ Kỹ năng chú tâm liên tục để nâng cao hiệu suất công việc

✅ Cách sống an lạc, hạnh phúc từ bên trong

✔️Khi học và thực hành đúng theo hướng dẫn, thiền sinh sẽ sống với một lối sống mới, lối sống bình an từ trong nội tâm. Quý vị sẽ có hiểu biết đúng về mục đích cuộc sống, về sự thật thực tại, về sự thật hạnh phúc và khổ đau và về lộ trình tâm đang xảy ra nơi mỗi người. Đây là phương pháp đơn giản và có lộ trình rõ ràng mà bất cứ ai đều có thể dễ dàng thực hành theo.

??? Gosinga tổ chức các khóa học thiền và kỹ năng: – Khóa thiền Tứ Niệm Xứ online cho người mới bắt đầu 6 buổi và chuyên sâu 23 buổi, 9 ngày – Khóa thiền Tứ Niệm Xứ trực tiếp 2 ngày, 4 ngày, 9 ngày – Khóa thiền trà, thiền nghỉ trưa 2 giờ

???Thông tin Liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà VIT Tower, 519 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
  • Phone: 0966 248 933
  • Email: gosinga.vietnam@gmail.com

#thiền_tứ_niệm_xứ #giải_thoát_và_giác_ngộ #thiền_sư_nguyên_tuệ #gosinga

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *