Hạnh phúc thì có nhiều cách hiểu, tuỳ thuộc tri thức kinh nghiệm sống khác nhau sẽ định nghĩa và hiểu khác nhau.
Nhưng chúng ta cùng đồng ý với nhau đó là một trạng thái dễ chịu mà mỗi người đều ít nhiều được trải qua.
Chỉ có điều khác biệt đó là có hiểu biết đúng trạng thái dễ chịu đó là gì hay không mà thôi.
1. Đối với hiểu biết sai sự thật, xuất phát từ mê lầm cho rằng có một cái “TA LÀ CHỦ THÂN TÂM NÀY”, TÂM BIẾT CẢNH.
Từ hiểu biết mê lầm mặc định này, dẫn đến hiểu biết thực tại này là Thế giới ngoại cảnh bao gồm Hình ảnh, âm thanh, mùi vị, Vật chất.
Từ đó dẫn đến hiểu biết hạnh phúc là cảm giác dễ chịu đến từ thế giới ngoại cảnh. Hạnh phúc thường hằng thường trú nơi ngoại cảnh.
Ví dụ: Hạnh phúc có sẵn trong tiền, nhà, xe, thiên nhiên, thế giới vật chất, hay danh tiếng, quyền lực, hay sự sống màu nhiệm, hay ở một thiên đường cực lạc tưởng tượng ra nào đó.
Nếu điều này là sự thật thì vì sao khi thế giới phát triển, khoa học công nghệ, tâm lý học càng phát triển mà số lượng người tự tử, stress, trầm cảm càng gia tăng?
Ở mức độ hiểu mê lầm thứ 2, lại có những hiểu biết là để mục đích của cuộc đời là 2 chữ Hạnh Phúc chứ không phải vật chất hay danh tiếng quyền lực.
Vậy thì nếu mục đích cuộc đời là Hạnh phúc. Vậy bạn có bao giờ hỏi vậy thì Hạnh Phúc để làm gì không?
Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn đúng không? Nhưng nó sẽ mở toang cánh cửa quan trọng dẫn đến những thay đổi lớn.
Vì mục đích thực sự của khoa học, của con người, của thế giới này thực ra làm mọi cách chỉ để CHẤM DỨT KHỔ.
Và họ mê lầm ở chỗ là không đặt câu hỏi “có được cái này để làm gì?” đến tận cùng để hiểu được mục đích cuộc đời là CHẤM DỨT KHỔ chứ không phải là có HẠNH PHÚC.
Mê lầm tai hại hơn nữa là mặc định hiểu rằng có được Hạnh Phúc sẽ CHẤM DỨT KHỔ.
Nên chủ trương mục đích cuộc đời của họ là Hạnh Phúc, là chỉ số hạnh phúc GNH chứ không phải chỉ số tốc độ tăng trưởng mỗi quốc gia GDP.
Nếu dựa trên nền tảng vô minh, Nhị Nguyên tâm vật là “tâm biết cảnh” hay “ta biết cảnh” cho rằng hạnh phúc có sẵn nơi ngoại cảnh thì cả đời đi tìm hạnh phúc thì cả đời khổ, vì cũng giống như ánh trăng dưới mặt hồ, làm sao mà xuống mò được lên.
Vậy nên đâu phải cứ đặt mục tiêu, hệ giá trị cốt lõi cuộc đời là hạnh phúc thì sẽ luôn luôn hạnh phúc và chấm dứt khổ đâu?
2. Còn đối với hiểu biết đúng sự thật, thực tại này là Tâm, nghĩa là Cái đang biết là Tâm (bao gồm 6 tâm biết trực tiếp giác quan và một tâm biết ý thức) và cái được biết cũng là Tâm (6 loại cảm giác và tư tưởng)
Thì sẽ hiểu biết đúng sự thật Hạnh phúc là cảm giác dễ chịu là Tâm, chứ không phải cảnh.
Thêm vào đó, khi hiểu biết đúng về Lý Duyên Khởi là các sự vật hiện tượng đều do duyên khởi, nghĩa là đều sinh diệt và do 2 nhân độc lập tiếp xúc với nhau cùng diệt thì mới sinh ra quả, và quả này cũng sinh diệt liên tục chứ không thường hằng thường chú ở đâu cả.
Ví dụ: Chuông và dùi độc lập tiếp xúc với nhau cùng diệt thì mới sinh ra tiếng chuông. Tiếng chuông không phải của chuông, nó sinh ra do duyên xúc giữa chuông và dùi, không thường hằng thường chú, sẵn có nơi chuông hay rùi, mà trước khi sinh ra nó không ở đâu cả, khi diệt đi rồi nó không đi về đâu cả.
Vậy nên Hạnh phúc là cảm giác dễ chịu, là tâm, và nó sinh diệt liên tục, sinh ra bởi duyên xúc giữa (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và (hình ảnh, âm thanh, mùi vị, vật chất, kho chứa tri thức kinh nghiệm cá nhân).
Vậy nên không ai làm chủ, nắm bắt, điều khiển được Hạnh Phúc.
Hiểu biết như vậy, cũng giống như một người biết có hình ảnh ánh trăng dưới mặt hồ, biết nó không thể mò bắt, chiếm hữu, kiểm soát, điều khiển được nên không lao tâm khổ tứ làm. Vì vậy mà không khổ vì mò ánh trăng.
Chính vì hiểu biết như vậy mà cả đời không lao tâm khổ tứ đi tìm hạnh phúc, không đặt hệ giá trị cốt lõi là hạnh phúc.
Họ hiểu hạnh phúc và khổ đau là 2 mặt của một đồng xu, không thể có chuyện chỉ chấp nhận buông mặt này mà không buông mặt kia.
Vì vậy muốn chấm dứt khổ thì cần hiểu biết đúng sự thật về Khổ Tập Diệt Đạo và buông cả 2 đầu hạnh phúc và khổ đau.
Và trạng thái vắng mặt cả hạnh phúc lẫn khổ đau Đức Phật gọi là Niết Bàn.
Và đối với người thường, từ ngữ gần gũi và dễ biểu nhất chúng ta có thể hiểu đó là BÌNH AN.
Vì vậy mà trong những lời chúc, Định thường hay chúc các bạn BÌNH AN chứ không phải HẠNH PHÚC.
Nếu có chúc HẠNH PHÚC thì các bạn đạo hữu cần hiểu đó là trạng thái có cái vui nhè nhẹ, cái cảm giác dễ chịu do tu tập Bát Chánh Đạo và hiểu biết MINH đúng sự thật để vắng mặt khổ đau nhé
À mà điều mà Định thân chứng thời gian qua là trạng thái bản thân luôn lo lắng, bồn chồn, sự việc có một lo mười trước một sự kiện quan trọng của bản thân đã không còn nữa, thay vào đó là cảm nhận cảm giác bình an, hỷ lạc nội tâm mỗi sáng thức dậy và trước mỗi nhiệm vụ mỗi ngày .
Điều này, nếu các bạn bị giống Định sẽ được giải quyết triệt để tận gốc trong khoá học Thiền Online tại Gosinga do Thiền Sư Nguyên Tuệ thuyết pháp nhé.
Thiền sinh Nguyễn Văn Định
Quý vị hãy đọc các lá thư chia sẻ khác tại chuyên mục Chia sẻ trải nghiệm