TỈNH THỨC là gì? Đức Phật giảng dạy sống "Tỉnh thức" không - Gosinga

TỈNH THỨC là gì? Đức Phật giảng dạy sống “Tỉnh thức” không

TỈNH THỨC là gì?

“Tỉnh thức” theo cách hiểu của đa số hiện nay

Tỉnh Thức, hay Chánh Niệm Tỉnh Thức là một khái niệm thường gặp trong Đạo Phật Tôn Giáo.

Tỉnh Thức hiểu theo nghĩa tiếng Việt thông thường, là trạng thái đầu óc tỉnh táo, không hôn trầm, không ngủ gục.

Theo định nghĩa tại một số trang web chuyên về Phật giáo ở Việt Nam thì “Tỉnh thức là một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm”.

“Tỉnh thức” theo cách gọi đúng của Đức Phật

Tuy nhiên, khi tìm kiếm thuật ngữ Tỉnh Thức, hay Chánh Niệm Tỉnh Thức trong các bộ kinh Nikaya – Kinh tạng Nguyên Thuỷ – thì không có, mà chỉ có thuật ngữ “Tỉnh Giác” và “Chánh Niệm – Tỉnh Giác”.

Trong “Kinh Sa-môn quả” thuộc Trường Bộ Kinh, Đức Phật thuyết:

“Đại vương, thế nào là Tỳ-kheo chánh niệm tỉnh giác? Đại vương, ở đây, Tỳ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này Đại vương, Tỳ-kheo chánh niệm tỉnh giác”.

Như vậy, do không hiểu biết như thật về “Tỉnh giác”, các Luận sư Phật giáo sau này đã thay thế thuật ngữ “Tỉnh Giác” bằng “Tỉnh Thức”.

Tỉnh thức là gì

SỐNG TỈNH THỨC theo cách hiểu Vô Minh là như thế nào?

Theo hiểu biết của đa số hiện nay, sống tỉnh thức là lối sống duy trì tâm biết ý thức trên mỗi công việc mà mình đang làm, sống trọn vẹn trong từng phút giây hiện tại. Không để tâm quay về bận bịu với quá khứ, không viển vông mơ tưởng đến tương lai mà từng giây, từng phút trong hiện tại đều tỉnh thức và biết rõ những gì đang diễn ra nơi mình, với mình và với cuộc sống quanh mình.

Như vậy, sống Tỉnh Thức nghĩa là sống trong giây phút hiện tại, và sống với ý thức sáng tỏ.

Cụ thể là, rửa bát thì biết rằng tôi đang rửa bát, đánh răng thì biết rằng tôi đang đánh răng, nhặt rau thì biết rằng tôi đang nhặt rau…

Với cách hiểu như vậy, đoạn kinh trong “Kinh Sa-môn quả” nói trên được nhiều Luận sư Phật giáo sau này giải thích như sau:

Tỳ-kheo khi đi tới, biết tôi đang đi tới; Tỳ-kheo khi đi lui, biết tôi đang đi lui; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh biết tôi đang nhìn thẳng, nhìn quanh; khi co tay, khi duỗi tay biết tôi đang co tay, duỗi tay…”

Rõ ràng, đây là sự tu tập TÂM BIẾT Ý THỨC, đồng thời, trong cách thực hành này đã xuất hiện 1 cái TA là chủ nhân, chủ sở hữu, điều khiển thân thể này nói năng hay hành động. Bởi vậy, đây là sự tu tập TÂM BIẾT Ý THỨC TÀ KIẾN, có chủ thể và đối tượng, dựa trên tư tưởng CHẤP NGÃ.

Đồng thời, với tư tưởng sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại, người thực hành cũng sống theo cách “đắm chìm” trong hiện tại, khởi lên do thích thú (THAM) hoặc chán ghét (SÂN) với đối tượng thực tại, từ đó mà chú tâm và ràng buộc vào đối tượng ấy.

Bởi vậy, lối sống “Tỉnh thức” như trên không phải là điều mà Đức Phật đã thuyết giảng.

 

CON ĐƯỜNG “TỈNH THỨC” mà Đức Phật giảng dạy

 Đức Phật không dạy về “Tỉnh thức” mà dạy về “Tỉnh giác”

Đầu tiên, phải khẳng định rằng, Đức Phật không giảng dạy về “Tỉnh thức” mà giảng dạy, hướng dẫn về “Tỉnh giác”.

Tỉnh Thức là chỉ trạng thái đầu óc tỉnh táo, không hôn trầm, không ngủ gục; trạng thái này có thể có nơi tất cả mọi người, kể cả những người chưa từng nghe – tư duy và thực hành theo Pháp mà Đức Phật thuyết giảng.

Còn Tỉnh giác là trạng thái chỉ có nơi một vị hữu học hay bậc Thánh vô học (Alahan) đang sống với lộ trình tâm Bát Chánh Đạo siêu thế.

Đối với bậc Thánh khi thực hành Niệm Thân, nhờ có Chánh Niệm – Chánh Tinh Tấn – Chánh Định, lộ trình tâm sẽ dừng lại ở Tâm biết trực tiếp giác quan mà Tâm biết Ý thức không khởi lên. Lúc này chỉ có Tâm biết trực tiếp giác quan ghi nhận đối tượng một cách thuần tuý, không có Tâm biết Ý thức vô minh chấp ngã xen vào.

Sự Ghi nhận đối tượng thuần tuý với với Tâm biết trực tiếp giác quan như vậy gọi là TỈNH GIÁC.

Do tâm biết Ý thức không khởi lên, không biết đối tượng đó là cái gì nên không phát sinh thái độ tham sân si, không quan tâm để ý đến đối tượng, không dính mắc ràng buộc với đối tượng.

Lúc đó, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, cảm nhận chỉ là cảm nhận, không thêm bớt, không bóp méo đối tượng và tâm biết trực tiếp giác quan thuần tuý như vậy gọi là TỈNH GIÁC thì sẽ không có Tham Sân Si, không có Phiền não.

Để thân chứng trạng thái TỈNH GIÁC nơi lộ trình tâm Bát Chánh Đạo siêu thế, quý vị có thể tham dự các khoá thiền của Gosinga (Miễn phí đào tạo) dưới đây: https://gosinga.vn/lichoffline/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *