Lá thư số 74. Lòng người đôi khi hẹp lắm!! Chật lắm !!! - Gosinga

Lá thư số 74. Lòng người đôi khi hẹp lắm!! Chật lắm !!!

??? Khi vui, người ta có thể thề hứa trăm điều với một khí thế sôi sùng sục, mãnh liệt tưởng chừng như không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi lòng nhiệt huyết ấy. ???

???? Khi có điều bất như ý xảy đến, có cạy miệng một chữ bẻ đôi cũng chẳng buồn nói, … thay vào đó là ánh mắt giận dữ, phùng mang, bành má cùng những lời nhục mạ thối tha chà đạp, rẻ khinh người khác không gì có thể sánh kịp sự ví von ấy. Người ta vội quên sạch sẽ những lời đã hứa hoặc tìm cách lắc léo che đậy và chối bỏ như một kẻ bị tai nạn giao thông mất hết trí nhớ.

?? Đôi môi ấy vài hôm trước thốt lời đường mật yêu thương êm tai ru ta vào giấc mộng … rồi cũng chính đôi môi ấy hôm nay buông toàn những lời đắng cay, chua chát như nhát dao cứa nát tâm can ta.

?? Vì sao lại như vậy???

?? Không cần bàn cãi phân bua, đa phần ai cũng đổ lỗi tất cả do hoàn cảnh sống mà ra … Ví trước đây đời sống thuận lợi nên nó mạnh miệng … bla bla bla… Còn bây giờ khác thời, khác thế nên nó vậy vậy vậy … Nhận định này đã đưa con người đi từ nỗi khổ này đến niềm đau khác. Cuộc sống chỉ quẩn quanh khổ và đổi khổ, hôm nay chịu đựng khổ để ngày mai được hạnh phúc. Họ sống trong hiện tại nhưng lại vọng tưởng về tương lai, cái chưa từng xảy đến bao giờ. Lối sống theo tâm biết cảnh này đã gây ra không biết bao nhiêu là đớn đau chồng chất. Anh em tranh đoạt quyền lợi, vợ chồng thù thắng nhau, quốc gia này tranh quyền quốc gia kia… Kẻ mạnh tự cho phép mình cái quyền xưng danh, xưng bá bắt kẻ yếu phải phục tùng vô điều kiện… Ngày nay sự xâm quyền trở nên “ tinh vi” hơn nên con người khó lòng mà phân biệt đâu là trắng, đâu là đen.

☠️?? Với hiểu biết đầy đau thân và khổ tâm ấy mà ngày nay hàng tá lớp học phát triển bản thân, chữa lành đứa trẻ bên trong, cân bằng cảm xúc, thôi miên trị liệu, trí tuệ cổ xưa của Đức Phật ứng dụng vào đời sống nhằm thay đổi nhận thức….. Cứ mọc nối tiếp nhau như ? mọc sau mưa. Người người đổ dồn tiền của vào đấy như “ dã tràng xe cát biển đông”  vào lớp học thì đùng đùng khí thế :” say yes, yes, yes..” về đến nhà chữ thầy em xin gửi lại thầy , “tiền em mất tật em mang “, “ cốt khỉ hoàn cốt thân “ . Thậm chí có người chạy tiền để được đến lớp, không cần ai thúc ép như thời trẻ con bị ép học nữa… nhưng kết quả nhận được thì chỉ là “ Học – Học nữa- học mãi = Khổ – khổ nữa – khổ mãi”. …

 ❤️❤️❤️

??? Kiến thức là vô tận! Sự học và hành là cả đời chứ không phải vài ba khoá học là ta có thể nhuốm màu trí tuệ được.

??? Cái mà ta cần nhìn nhận và tìm hiểu đúng đắn là mục đích cuộc sống của mình là gì? Và đâu là con đường đúng giúp mình đạt được mục đích ấy. Thế gian này, chỉ duy nhất một vị đã tìm ra lối đi đúng nhất cho toàn thể chúng sanh, vị ấy không thầy chỉ dạy tự mình tìm ra và đã thân chứng đạt hiệu quả, sau mới thuyết giảng lại cho nhân loại nhiều đời được thoát nạn. Vị ấy là một nhà khoa học vĩ đại trên tất cả các nhà khoa học từ cổ chí kim không ai sánh kịp. Vị ấy là bậc trí tuệ, bậc giác ngộ… Vị ấy chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

??? Pháp mà Ngài chứng được chỉ gói gọn trong 5 tính chất:

    1/ Thiết thực hiện tại

    2/ Đến để mà thấy

    3/ Không bị chi phối bởi thời gian

   4/ Có tính hướng thượng

   5/ Cho người trí tự mình giác ngộ

??? Ngài dạy cho chúng ta biết được đâu là nguyên nhân của khổ và thực tại này là tâm biết tâm. Ngài giúp chúng ta con đường thoát khổ ngay tại đây và bây giờ chứ không phải ở một tương lai xa xôi nào cả.

?????? Con xin trân trọng thành tâm tri ân Sư Nguyên Tuệ. Người đã tìm đúng Chánh Pháp bị gói gọn, bó hẹp như vàng bạc bao bọc bởi vô vàn đất đá, để truyền dạy lại cho chúng con có cái nhìn đúng về thực tại này. Con đã thực hành và chứng đạt nhiều lợi lạc trong cuộc sống như dạy con, đi, đứng, nằm ngồi trong Chánh Niệm. Con đã đến để được thấy chứ không đến để mà tin. Mặc dù năng lực tu tập của con còn non, chưa đủ để đối diện với những đối tượng “khốc liệt” nhưng con tin với sự góp nhặt mỗi ngày chăm chỉ sẽ có ngày thành cơn gió lớn ❤️❤️❤️

Ngày 17/10/2021

Thiền Sinh Minh Duyên

Quý vị hãy đọc các lá thư chia sẻ khác tại chuyên mục Chia sẻ trải nghiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *