Sống tốt có phải sẽ giảm Nghiệp nặng của mình không? - Gosinga

Sống tốt có phải sẽ giảm Nghiệp nặng của mình không?

Thưa sư cho con hỏi:

Con nghe bài giảng ở phần lý duyên khởi ở đây thì theo con hiểu là mỗi người đều mang cái nghiệp của mình, và khi cái nghiệp đó tiếp xúc với pháp trần thì quả sẽ xuất hiện, có phải điều này tương ứng với câu đức năng thắng số, nếu mình mang nghiệp nặng nhưng mà mình biết sống tốt thì nó sẽ giảm cái nghiệp của mình đi không ạ.

Thiền Sư Nguyên Tuệ trả lời:

Khi quý vị thấy là lộ trình tâm bát tà đạo là nó được lập trình, kết quả nó là định sẵn, kết quả là khổ hoặc vui nhưng mà tình huống nó phụ thuộc vào những gì ở trong bộ nhớ, nhưng mà người ta hiểu nghiệp là chỉ theo 1 chiều là xấu là khổ, mà nghiệp theo bát tà đạo nó có quả khổ nhưng mà nó cũng có quả vui, những người hiểu theo đức năng thắng số là họ hiểu là chuyển từ khổ sang vui.

Thế nhưng quí vị hiểu rằng là đó là lộ trình tâm bát tà đạo những gì được lưu trữ trong bộ nhớ khi mà nó tương tác với nhau thì nó ra quả khổ hoặc quả vui. Nhưng mà vui thì ít khổ thì nhiều não nhiều mà nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng đặc biết phải lưu ý điều này, quả vui đó chính trong lộ trình tâm bát tà đạo nó đưa đến bám víu nó đưa đến ràng buộc, cho nên nó là nhân đưa đến khổ trong thời gian tới.

Quí vị đã học bài Hóa sanh rồi, quí vị biết người nào càng giàu có, đời sống hạnh phúc bao nhiêu, càng đầy đủ phương tiên bao nhiêu, đó là quả vui ở hiện tại này, nhưng quả vui đó nó đưa đến bám víu ràng buộc vì vậy khi chết đi trở thành hóa sanh, vì ràng buộc với những thứ đó muốn làm chủ những thứ đó muốn sở hữu những thứ đó, muốn sử dụng những thứ đó, nhưng mà khi chuyển sang hóa sanh, qua tâm thức người khác nó vẫn thấy vẫn nghe, vẫn cảm nhận được nhưng mà hoàn toàn bất lực không thể nào sử dụng được những thứ đó, không thể nào sở hữu những thứ đó, không thể nào làm chủ được những thứ đó, thì nó sẽ đau khổ vô cùng.

Quý vị thấy rằng là người đời là ham mê những cái đó say đắm những cái đó, do nghiệp báo quả khổ quả vui do quả nghiệp đó họ chỉ muốn đời này là mình chuyển cái nghiệp xấu thành nghiệp tốt để có quả vui thôi, nhưng mà không biết được rằng là sau khi chết trở thành hóa sanh, những thứ đó vẫn còn đó vẫn thấy được, cái khổ đây là cầu bất đắc khổ, quý vị thấy bản chất của cái khổ, mọi cái nỗi khổ nếu như gói gọn lại là cầu bất đắc khổ, cầu mong sở hữu cầu mong sử dụng, đời sống vợ chồng lúc đang sống mà càng hạnh phúc bao nhiêu, khi mà người đó chết thành hoá sanh, ông chông thành hóa sanh mà vẫn thấy vợ mình đó, vẫn sinh xinh đẹp đó không mà lại đang yêu người khác, khi đó anh ta đau khổ vô cùng, anh ta cầu mong vợ vẫn là vợ của mình vẫn chung thành với mình. Mình vẫn sở hữu được, mình vẫn điều khiển được, mình vẫn làm tình được, vv, nhưng bây giờ hóa sanh có cầu mong như thế nhưng sẽ không thể nào đạt được, cho nên mới gọi là cầu bất đăc khổ.

Vì vậy quí vị thấy rằng câu hỏi đó có phải xuất phát từ tâm mong cầu có được hạnh phúc ở đời này, quí vị sẽ thấy rằng cái phương pháp này là quí vị chuyển qua bát chánh đạo, cho nên khi bát chánh đạo thì những nghiệp đó nó không còn trổ quả khổ quả vui trên lộ trình tâm bát chánh đạo, khi đó quí vị thấy khổ diệt và không còn bám víu với những cái vui đó nữa, không có ràng buộc, quí vị thấy rằng ngay trong đời này đã chấm dứt khổ, nhưng vẫn có cái vui, cái vui này do chánh tinh tấn, chánh định mà khởi lên, cái vui đó mới không đưa đến khổ, con người mục đích mong muốn là hết khổ được vui, nhưng mà nếu bát tà đạo cũng có vui nhưng mà không hết khổ được. Nhưng cái vui đó mang lại hậu quả kinh khiếp sau khi chết, cho nên phải nhận thức cái đó để quyết tâm chuyển qua bát chánh đạo ngay đời này, để hết khổ được vui, mà cái vui là vui nội tâm vui đó là do chánh tinh tấn, chánh định phát sinh, không phải do sắc đẹp tiếng hay hương thơm vị ngon xúc chạm êm ái, cái vui đó không còn bị ràng buộc, không tốn kém, cho nên cần hiểu sâu, mình không đi tìm cầu những thứ đó, mà tìm cầu của mình là tỉnh giác, chánh kiến.

Nguồn:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *