Pháp đàm ngày 5: Khoá thiền tứ niệm xứ 9 ngày 29/4-7/5 ở chùa LONG HƯNG, HÀ NỘI - Gosinga

Pháp đàm ngày 5: Khoá thiền tứ niệm xứ 9 ngày 29/4-7/5 ở chùa LONG HƯNG, HÀ NỘI

 

  1. Thưa Sư, con thấy mỗi lần con thực hành chánh niệm đều thấy cảm giác tê tê ở quanh đầu. Do vậy con thường tìm cảm giác tê tê đó để chứng tỏ mình đang chánh niệm. Nên khi không thấy con thấy hoang mang. Cho con hỏi, cảm giác này là tại sao mà có?
  2. Thiền Sư cho con hỏi về cảm giác pháp trần ạ! Với kiến thức Thầy chỉ dạy thì pháp trần là kho chứa những thông tin, kiến thức đã có, đã kinh nghiệm được. Tuy nhiên, khi con quán thân gặc cảm giác pháp trần, có những hình ảnh rất quen, nhưng có những hình ảnh rất mơ hồ, như ảo tưởng vậy. Vậy đây có được gọi là pháp trần không? Thầy có thể giải thích giúp con kỹ hơn về cảm giác pháp trần ạ! Con cảm ơn Thiền Sư.
  3. Kính Sư, Khi nghe Sư thuyết giảng về Bát Chánh Đạo, Chánh niệm và Tâm biết ý thức (hay Tà Tư duy) so sánh giữa BCĐ và BTĐ, con bị rối và hoang mang về phương pháp học tập, tư duy của mình: – Khi học, để hiểu và ghi nhớ kiến thức, con thường dùng “tâm biết ý thức” để suy nghĩ. – Theo lời Sư, để hiểu đúng sự thực, giác ngộ, chánh niệm, ta chỉ nên quan sát, ghi nhận cảm giác mà không nên/được bỏ thái độ vào… Con thấy việc ghi nhận và không bỏ thái độ, quan điểm là rất khó, khi học tập, cần ghi nhớ nhiều. Vậy con mong Sư giải đáp mâu thuẫn này trong con. Và chỉ dẫn con cách tu tập đúng đắn và tinh tấn.
  4. Mục đích cuộc sống: – Loài người, từ trước khi có Phật và sau khi có Phật, có Đạo Phật, đều mưu cầu hạnh phúc và loại bỏ khổ đau. – Con đường này đã tồn tại từ lâu, được thực chứng, tuy vô minh nhưng mang lại “văn minh”, “phát triển” đặc biệt là vật chất. – Con đường của Phật, giác ngộ theo Phật Pháp vắng mặt khổ đau, nhưng lại không hoặc không chắc mang lại những “văn minh” đó. – Vậy, trong đời sống, con người nên cần có quan niệm mục đích sống thế nào? phải chăng không nên tuyệt đối mục đích nào? – Con đường mưu cầu hạnh phúc và con đường tu tập “vắng mặt khổ đau” là 2 con đường mà loài người phải đi qua chứ không phải mục đích?
  5. Thưa thiền sư cho con hỏi, điểm tương đồng của thiền đạo Phật và thiền ko phải là đạo Phật là gì ạ? Con cảm ơn thiền sư
  6. Kính gửi Thiền Sư, con xin phép gửi câu hỏi cho Thiền Sư. Khi con toạ thiền theo hướng dẫn của Thiền Sư: Bước 1: Con quan sát hơi thở và nhắc tâm khi thở ra sau đó một lúc con bắt đầu nhắm mắt Bước 2: Sau khi nhắm mắt, con vẫn còn quán hơi thở và nhắc tâm ghi nhận, ghi nhận, sau một thời gian con không còn quan sát hơi thở nữa, con ghi nhận các cảm giác nổi trội, con cảm thấy người nhẹ tênh và thời gian qua đi nhanh. Kết thúc giờ toạ thiền, chân con không đau nhức mà con cảm thấy nhẹ tênh. Con nhờ Thiền Sư cho con biết như vậy là cấp độ thiền nào ạ? Con xin cảm ơn Sư ạ!
  7. Thưa Sư, con xin chia sẻ với Sư về trải nghiệm của mình. Con đã từng ốm rất nặng, đã 2 lần tim con gần như ngừng đập. Trong lúc con hôn mê bất tỉnh đó, gia đình con có cho con nghe file ghi âm mà anh chị bạn bè gửi lời yêu thương động viên con. Du con chưa tỉnh lúc đó, nhưng nước mắt con đã rơi khi con nghe được những lời thủ thỉ của mọi người qua file ghi âm đó. Trong bài ngày 2 Sư có dạy: gây mê – ngất – không có tâm. Vậy con thưa Sư, trải nghiệm của con được hiểu như nào trong lộ trình tâm ạ? Con xin tri ân Sư. (Việc con được nghe những lời ghi âm và nước mắt rơi là con được nghe từ chị gái, người chăm sóc con khi đó ạ)
  8. Thưa Sư, khi hiểu về tỉnh giác và chánh định, và thực hành con cảm nhận được sự an lạc. Tuy nhiên, có lúc con suy nghĩ khi trở về nhà sau khoá thiền, mình sẽ liên tục chánh định, an trú tỉnh giác thì lúc đó không có tâm biết ý thức khởi lên. Vậy thì con không còn tư duy trong công việc. Vì lúc nấu ăn vẫn cần có công thức, làm việc vẫn phải tính toán, dùng máy tính vẫn phải có hiểu biết. Con mong Sư giúp con sáng tỏ những trăn trở này. Con chân thành kính ơn Sư đã trao truyền kiến thức cho chúng con. Nam mô bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật.
  9. Trong một thời thiền có thể đạt từ tầng thiền từ 1 đến 4 phải không Sư? Nhìn đúng sự thật là ghi nhận đối tượng mà không khởi lên vọng tưởng phải không Sư? Khi ngồi thiền, lúc đầu luôn xuất hiện các suy nghĩ xấu ác nổi lên thì nên làm như nào được vậy Sư?
  10. Dạ thưa Sư, con thường xuyên bị mâu thuẫn nội tâm, có những vấn đề con biết mình cần phải làm nhưng nội lực bên trong không đủ mạnh, dẫn đến tình trạng hay dằn vặt bản thân. Và con muốn được giúp người khác giải quyết vấn đề. Vậy thì con cần làm tốt việc của con trước hay con cần chuẩn bị cho mình đủ giỏi, đủ kiến thức, đủ kinh nghiệm mới giúp mọi người được ạ?

Gosinga hoan hỉ đến với những ai đang tha thiết tìm cầu con đường giải thoát chân chánh, thông qua khóa tu học này, với đầy đủ nội dung lý thuyết và thực hành về Giáo Pháp mà Đức Phật đã chứng ngộ và khéo léo thuyết giảng.

Hãy đến để thấy, để tự mình thân chứng, trải nghiệm có một lối thoát thực sự!

✔️Khóa thiền Tứ Niệm Xứ có nội dung là học và thực hành kỹ năng chú tâm liên tục, kỹ năng sống thích nghi, kỹ năng chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây.

✔️Khóa thiền sẽ trang bị cho người học phương pháp quan sát sự thật, thực hành để thay đổi lộ trình tâm, từ đó hình thành lối sống thích nghi với mọi hoàn cảnh; góp phần nâng cao chất lượng đời sống nội tâm; nâng cao năng suất lao động và khả năng hoạt động hiệu quả.

Thiền sinh sẽ học được gì:

✅ Phương pháp để chấm dứt được 90 đến 95 % nỗi khổ nơi tâm

✅ Kỹ năng sống thích nghi để hòa hợp với mọi hoàn cảnh

✅ Kỹ năng chú tâm liên tục để nâng cao hiệu suất công việc

✅ Cách sống an lạc, hạnh phúc từ bên trong

✔️Khi học và thực hành đúng theo hướng dẫn, thiền sinh sẽ sống với một lối sống mới, lối sống bình an từ trong nội tâm. Quý vị sẽ có hiểu biết đúng về mục đích cuộc sống, về sự thật thực tại, về sự thật hạnh phúc và khổ đau và về lộ trình tâm đang xảy ra nơi mỗi người. Đây là phương pháp đơn giản và có lộ trình rõ ràng mà bất cứ ai đều có thể dễ dàng thực hành theo.

??? Gosinga tổ chức các khóa học thiền và kỹ năng: – Khóa thiền Tứ Niệm Xứ online cho người mới bắt đầu 6 buổi và chuyên sâu 23 buổi, 9 ngày – Khóa thiền Tứ Niệm Xứ trực tiếp 2 ngày, 4 ngày, 9 ngày – Khóa thiền trà, thiền nghỉ trưa 2 giờ

???Thông tin Liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà VIT Tower, 519 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
  • Phone: 0966 248 933
  • Email: gosinga.vietnam@gmail.com

#thiền_tứ_niệm_xứ #giải_thoát_và_giác_ngộ #thiền_sư_nguyên_tuệ #gosinga

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *