TÓM TẮT KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN BÀN VỀ TRI KIẾN PHẬT (THẤY VÀ BIẾT) - Gosinga

TÓM TẮT KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN BÀN VỀ TRI KIẾN PHẬT (THẤY VÀ BIẾT)

TÓM TẮT KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN BÀN TRI KIẾN PHẬT (THẤY VÀ BIẾT)

Có 4 hạng người: Phàm phu, Vị hữu học, A la hán và Như lai.

Có các đối tượng: Đối tượng, thủy đại, phong đại, hỏa đại, … niết bàn gọi chung là đối tượng.

1. Phàm phu: “Kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân”.

Vị ấy tưởng tri đối tượng là đối tượng. Vì tưởng tri đối tượng là đối tượng, người ấy nghĩ đến đối tượng, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với đối tượng, nghĩ đến (tự ngã) như là đối tượng, người ấy nghĩ: “đối tượng là của ta” – dục hỷ đối tượng. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri đối tượng.

2. Vị hữu học: “Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách”.

Vị ấy thắng tri đối tượng là đối tượng. Vì thắng tri đối tượng là đối tượng, vị ấy đã không nghĩ đến đối tượng, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với đối tượng, đã không nghĩ (tự ngã) như là đối tượng, đã không nghĩ: “đối tượng là của ta”, – không dục hỷ đối tượng. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri đối tượng.

3. Vị A La Hán (I,II,III,IV): “Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát”.

Vị ấy thắng tri đối tượng là đối tượng. Vì thắng tri đối tượng là đối tượng, vị ấy không nghĩ đến đối tượng, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với đối tượng, không nghĩ đến (tự ngã) như là đối tượng, không nghĩ: “đối tượng là của ta” – không dục hỷ đối tượng. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri đối tượng.

4. Như Lai (I) là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri đối tượng là đối tượng. Vì thắng tri đối tượng là đối tượng, Ngài không nghĩ đến đối tượng, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với đối tượng, không nghĩ đến (tự ngã) như là đối tượng, không nghĩ: “Ðịa đại là của ta” – không dục hỷ đối tượng. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri đối tượng.

… (II) Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sinh vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Trung bộ kinh, Kinh Pháp môn Căn bản (Mùlapariyàya Sutta)

Cư sĩ Trần Văn Dũng (Thiện Dũng)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *